CityBay Palace Hotel

156 Lê Thánh Tông - Bạch Đằng - TP Hạ Long - Quảng Ninh

Tel: 0203.3621838 - 0203.3636338 - 0203.3635788

Email: citybaypalacehotel@gmail.com

Fax: 0203.3638199

0918.588.266

English

Tin tức

Núi Bài Thơ - Biểu tượng văn hóa lịch sử của người Hạ Long

Tác giả : Nguyễn Tuấn Anh | 05 - 06 - 2019 | 4:04 PM | 1293 Lượt xem

 

 Núi Bài Thơ nằm ở phường Bạch Đằng, trung tâm thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Nổi bật trong quần thể di tích lịch sử - văn hóa, ngọn núi cao 106m hiện lên uy nghi, bề thế như một toà lâu đài khổng lồ với nhiều ngọn tháp nhấp nhô trên những bức tường thành kiên cố. Đỉnh núi cao nhất có hình ngọn mác chĩa lên trời, vách đá dựng đứng, chông chênh những lèn tai mèo nhọn hoắt làm cho núi mang một vẻ huyền ảo, cổ kính. Kết cấu địa chất đá vôi độc đáo với một nửa chân núi nhô lên đất liền, một nửa còn lại nằm dưới nước làm từ nhiều góc độ người ta lại nhìn thấy núi mang những dáng vẻ khác nhau: lúc như hổ phục, hay sư tử vờn mồi, lúc lại choáng ngợp tựa con rồng xanh đang nhoài mình cất cánh bên bờ vịnh Hạ Long.

Không phải người Quảng Ninh nào cũng biết núi Bài Thơ thuở xưa có tên là núi Rọi Đèn (hay còn gọi là Truyền Đăng Sơn). Truyền thuyết kể lại từ xưa lính thú gác trên núi, hễ có giặc giã đến thì đốt lửa báo về kinh thành, từ đó tên gọi “Truyền đăng” ra đời.

Lịch sử núi Bài Thơ đựơc viết nên trong công cuộc dựng nước, giữ nước, gắn với giai thoại đánh thắng giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vào năm 1228. Ngày nay, trên bia đá vẫn còn khắc ghi vị trí chiến lược quan trọng của ngọn núi trong chiến thắng ấy: “Từ đỉnh núi này, hàng ngàn năm trước đã là vọng gác trọng yếu vùng biên ải Đông Bắc của Tổ quốc. Đêm đêm lính canh đốt đèn báo hiệu, chỉ đường cho thuyền bè cập bến..." 

Bia đá tóm tắt lịch sử núi Bài Thơ

Tháng 2 năm 1468 (năm Quang Thuận thứ 9) Hoàng đế – Thi sĩ Lê Thánh Tông trong một lần tuần du vùng biển Đông Bắc, xúc động trước vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của Vịnh Hạ Long đã cao hứng ứng tác một bài thơ gồm 56 chữ Hán và cho khắc lên vách núi phía nam, cách mặt đất chừng 2,5 m. Đông qua xuân tới, vạn vật có thể đổi thay, những nét chữ có thể bị mưa nắng bào mòn nhưng giá trị lịch sử nơi bài thơ cổ ấy vẫn sẽ mãi ngời sáng. Phải khẳng định rằng bài thơ đó là bản tuyên ngôn độc lập vững chãi về chủ quyền và một thời kì hưng thịnh, phát triển của đất nước. Đó là điều bất biến, dù là ở bất kì thời đại nào.

 

Bài thơ của vua Lê Thánh Tông đề trên vách núi.

Bài thơ của vua Lê Thánh Tông được khắc trên một vách đá khá phẳng, cách mặt đất chừng 2,5 m. Bài thơ thất ngôn bát cú gồm 56 chữ Hán, có 21 chữ đã mờ. Trước phần thơ có phần lạc khoản (đề tựa) gồm 49 chữ, cũng bị mờ. May mắn, bài thơ trên có chép trong thư tịch cổ, nên đó chính là chỗ dựa của các nhà nghiên cứu. Nguyên văn bài thơ như sau: “Cự lãng uông uông triều bách xuyên/ Quần sơn cơ bố bích liên thiên/ Tráng tâm sơ cảm hàm tam cổ/ Tín thủ dao đề tốn nhị quyền/ Thần Bắc khu cơ sâm hổ lữ/ Hải Đông phong toại tức lang yên/ Thiên nam vạn cổ hà sơn tại/ Chính thị tu văn yển vũ niên”.

 

Bài thơ được tạm dịch ý như sau: “Nước lớn mênh mông, trăm sông chầu vào/ Núi non la liệt, rải rác như quân cờ, vách đá liền trời/ Có tráng trí, nhưng lúc mới dựng nghiệp vẫn theo người, như quẻ Hàm hào cửu tam (đã định)/ Nay một tay mặc sức tung hoành, quyền uy như thần gió/ Phía bắc, bọn giặc giã như hùm beo đã dẹp yên/ Vùng biển phía Đông, khói chiến tranh đã tắt/ Muôn thuở trời Nam, non sông bền vững/ Bây giờ chính là lúc giảm việc võ, tu sửa việc văn”.

Ngoài bài thơ của vua Lê Thánh Tông, hiện nay trên vách núi còn có dấu tích bài thơ họa thất ngôn bát cú của chúa An Đô Vương Trịnh Cương (1729) nhân dịp duyệt thủy quân trên Biển Đông và chùm thơ của một số tao nhân, mặc khách đầu thế kỷ 20. Từ đó người ta quen gọi nơi đây là núi Đề Thơ, sau gọi là Bài Thơ.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, dân quân tự vệ phường Bạch Đằng (trung tâm phường Hòn Gai) đã thành lập một khẩu đội 12 ly 7 và đưa lên trực chiến ngay trên núi Bài Thơ. Khẩu đội này là trận địa phòng không bám trụ và chiến đấu hết sức gian khổ, góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của quân dân vùng mỏ ngày 1/5/1930. Đây là sự kiện quan trọng, cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào công nhân vùng mỏ. Đến tận bây giờ ngọn cờ đó vẫn tung bay phấp phới trên đỉnh núi, là biểu tượng của thành phố Hạ Long - vùng đất mỏ anh hùng. Trong thời kỳ này, núi Bài Thơ còn là vọng gác phòng không, các hang cứu thương, sơ tán thời chiến và là nơi đặt trung tâm điện tín của Bưu điện tỉnh Quảng Ninh.

Núi Bài Thơ lặng lẽ nằm bên bờ Vịnh Hạ Long êm đềm, là niềm tự hào cũng như biểu tượng để mỗi người Quảng Ninh nhớ về quê hương. Không những sở hữu vẻ đẹp kỳ vỹ mà tạo hóa đã dày công ban tặng, Bài Thơ còn mang trong mình những ý nghĩa lịch sử quan trọng của quân và dân ta một thời tranh đấu lừng lẫy. Từng tấc đất trên núi cao, từng con sông hòa trong đại dương xanh đều thấm nhuần tinh thần hào kiệt của cha ông ta. Ngày 31/8/1992, núi Bài Thơ chính thức được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Cách núi Bài Thơ hơn 400m, chỉ với 7 phút đi bộ, khách sạn City Bay Palace và khách sạn City Bay là nơi dừng chân hoàn hảo cho du khách muốn chinh phục đỉnh núi tuyệt đẹp này. Hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để có cho mình phòng nghỉ đẹp nhất và giá ưu đãi nhất.

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp trên Internet

 


Tag:
  • ,
  • Share: 

    Bạn nên xem thêm


    Hỗ trợ qua facebook